Over the course of many years, without making any great fuss about it, the authorities in New York disabled most of the control buttons that once operated pedestrian-crossing lights in the city. Computerised timers, they had decided, almost always worked better. By 2004, fewer than 750 of 3,250 such buttons remained functional. The city government did not, however, take the disabled buttons away—beckoning countless fingers to futile pressing.
Initially, the buttons survived because of the cost of removing them. But it turned out that even inoperative buttons serve a purpose. Pedestrians who press a button are less likely to cross before the green man appears, says Tal Oron-Gilad of Ben-Gurion University of the Negev, in Israel. Having studied behaviour at crossings, she notes that people more readily obey a system which purports to heed their input.
Inoperative buttons produce placebo effects of this sort because people like an impression of control over systems they are using, says Eytan Adar, an expert on human-computer interaction at the University of Michigan, Ann Arbor. Dr Adar notes that his students commonly design software with a clickable “save” button that has no role other than to reassure those users who are unaware that their keystrokes are saved automatically anyway. Think of it, he says, as a touch of benevolent deception to counter the inherent coldness of the machine world.
That is one view. But, at road crossings at least, placebo buttons may also have a darker side. Ralf Risser, head of FACTUM, a Viennese institute that studies psychological factors in traffic systems, reckons that pedestrians’ awareness of their existence, and consequent resentment at the deception, now outweighs the benefits. | Trải qua nhiều năm, không gây chú ý với công chúng, các nhà cầm quyền ở New York đã quyết định âm thầm vô hiệu hóa hầu hết các nút điều khiển đã từng vận hành đèn giao thông ở phần đường dành cho người đi bộ trong thành phố. Họ cho rằng, bộ đếm giờ được máy tính hóa luôn làm việc tốt hơn. Đến năm 2004, ít hơn 750 trong số 3.250 nút điều khiển như vậy còn hoạt động. Tuy nhiên, chính quyền thành phố đã không loại bỏ các nút đã bị vô hiệu nhưng vẫn đang ra hiệu cho vô số ngón tay nhấn nút một cách không cần thiết. Ban đầu, các nút này còn tồn tại là do chi phí loại bỏ chúng. Nhưng hóa ra, ngay cả các nút không hoạt động cũng phục vụ một mục đích. Những người đi bộ nhấn nút ít có khả năng qua đường trước khi đèn xanh xuất hiện, Tal Oron-Gilad thuộc Đại học Ben-Gurion của Negev, ở Israel nói. Sau khi nghiên cứu hành vi tại các điểm giao cắt, cô lưu ý rằng mọi người dễ dàng tuân theo một hệ thống mà dường như có chú ý đến hành vi nhấn nút của họ. Những nút không hoạt động tạo ra hiệu ứng giả dược của loại này bởi vì mọi người thích cảm giác điều khiển hệ thống mà họ đang sử dụng, Eytan Adar, một chuyên gia về tương tác giữa người và máy tính tại Đại học Michigan, Ann Arbor nói. Tiến sĩ Adar cho biết, các sinh viên của ông thường tạo ra các phần mềm có thiết kế nút “Lưu” có thể nhấp vào được nhưng các nút này không có vai trò nào ngoài việc trấn an người sử dụng – những người không biết rằng, dù thế nào đi nữa, hoạt động gõ phím của họ cũng được lưu tự động. Nghĩ về điều này, ông nói, giống như chạm vào sự lừa dối nhân từ, trái ngược với sự lạnh lùng cố hữu của thế giới máy móc. Đó là một quan điểm. Nhưng, ít nhất, tại các điểm giao cắt, các nút giả cũng có tác hại. Ralf Risser - viện trưởng của FACTUM - một viện nghiên cứu của Vienna chuyên nghiên cứu các yếu tố tâm lý trong hệ thống giao thông, cho rằng, người đi bộ nhận thức về sự tồn tại của họ, và do đó phẫn nộ trước sự lừa dối, giờ đây, đã vượt xa lợi ích. |